Cải cách của Thương Ưởng nhà Tần [Lịch sử Trung Quốc]

Cuộc cải cách của Thương Ưởng

Cải cách của Thương Ưởng thời Chiến quốc trong lịch sử Trung Quốc cổ đại đã giúp cho nhà Tần trở nên cường thịnh, củng cố thêm quyền lực cho nhà vua.

Trong Thất hùng thời Chiến quốc, Tần là một nước tương đối lạc hậu. Đến năm 362 trước Công nguyên, Tần Hiếu công lên ngôi. Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế thời đó và do chịu ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ của các nước miền Trung Nguyên truyền sang, Tần Hiếu công đã tin dùng Thương Ưởng, một nhà chính trị có tài làm Tề tưởng để thực hành cải cách, tích cực làm cho nước giàu, dân mạnh, mưu đồ cạnh tranh với sáu nước kia.

Trong gần mười năm, kể từ năm 359 đến 350 trước Công nguyên, vua Tần hai lần hạ lệnh cải cách. Nội dung của cải cách như sau :

  1. Xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của công xã nông thôn, thừa nhận chế độ tư hữu về ruộng đất và quyền tự do mua bán ruộng đất, “Phá tỉnh điền, phá bờ ruộng”, mở rộng diện tích trồng trọt, phát triền sản xuất nông nghiệp. Nhà nước trực tiếp thu tô thuế ở nông dân tính theo diện tích trồng trọt.
  2. Lập hộ tịch nhân dân, năm nhà họp thành một ngũ, hai ngũ họp thành một thập. Có kẻ gian thì phải trình báo ngay; tố cáo và giết địch thì được thưởng như nhau; giấu giếm và hàng địch thì cũng chịu tội như nhau. Một nhà phạm tội, chín nhà phải chịu va lậy. Nhà dân có hai tráng đinh thì phải ra ở riêng đề phát huy hết khả năng lao động sản xuất. Nếu không ở riêng thì phải nộp thuế gấp bội.
  3. Khuyến khích nông dân cày cấy, dệt vải. Nhà nào sån xuất nhiều thì được miễn sưu dịch. Bỏ ruộng đất không cày cấy để đi buôn, hoặc lười lao động để đến nổi nghèơ khổ đều bị phạt làm nô lệ nhà quan.
  4. Xóa bỏ đặc quyền của quý tộc, đặt tước quận công. Trong nhân dân bất cứ ai lập được chiến công sẽ được tước vị. Chiến công càng to, tước vị càng cao. Quý tộc không có chiến công thì không được tước vị. Theo tước vị cao, thấp mà chiếm hữu ruộng đất và nô tỳ nhiều hay ít.
  5. Hợp nhất nhiều làng xã nhỏ lại thành huyện, đặt chức huyện lệnh và thừa lại để cai trị, tổ chức ra hệ thống hành chính.

Cải cách Thương Ưởng bị quý tộc nhà Tần phản đối dữ dội. Do Tần Hiếu công thẳng tay đàn áp mọi sự phản kháng, cải cách Thương Ưởng mới được tiến hành thuận lợi. Cải cách đó, một mặt khuyến khích nhân dân phát triển sản xuất, trọng thưởng tướng sĩ có công, một mặt hạn chế thế lực của quý tộc, tăng cường quyền lực của nhà vua. Điều đó phù hợp với yêu cầu phát triển của nước Tần, cho nên chỉ trong khoảng thời gian ngắn mười năm, Tần mau chóng trở thành một nước giàu và mạnh. Cải cách của Thương Ưởng chính là đã đặt cơ sở vật chất cho nước Tần thống nhất Trung Quốc.

Sau khi thực hành cải cách ruộng đất, có thể tự do mua bán,người giàu tậu ruộng, cho nông dân lãnh canh để nộp tô cho mình. Như thế là quan hệ bóc lột phong kiến đã xuất hiện.

Cải cách của Thương Ưởng nhà Tần
Lịch sử Trung Quốc cổ đại
– LichSu.Org –

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.