Chế độ tư hữu về ruộng đất thời Xuân thu (770 – 475 tr.CN)

Sự phát triển của sức sản xuất và chế độ tư hữu về ruộng đất thời Xuân thu

Chế độ tư hữu về ruộng đất thời Xuân thu ngày càng phát triển, được áp dụng ở nhiều nước chư hầu của nhà Chu, dần thay thế cho chế độ tỉnh điền trước đó.

1. Lịch sử thời Xuân thu (770 – 475 trước Công nguyên)

Từ khi Chu Bình vương dời đô sang Lạc Ấp năm 770 cho đến năm 475 trước Công nguyên là thời kỳ Xuân thu [1]. Bấy giờ uy tín của nhà Chu đã bị sút kém, một số nước chư hầu dần dần lớn mạnh, trong số đó thì mạnh nhất là các nước: Tề, Tấn, Tống, Sở, Tần và về sau là Ngô, Việt.

Đặc điểm của thời kỳ Xuân thu là: về mặt kinh tế, sức sản xuất đã phát triền một cách rõ rệt; nông cụ bằng sắt đã được sử dụng khá phổ biến; bò đã được dùng để kéo cày, chế độ tỉnh điền dần dần tan rã, chế độ tư hữu về ruộng đất đã bắt dầu xuất hiện; về mặt chính trị thì các nước chư hầu thôn tính lẫn nhau, chiến tranh cuớp đoạt diễn ra không ngớt.

Sự phát triển của sức sản xuất và tầng lớp đại thương nhân
Sự phát triển của sức sản xuất và tầng lớp đại thương nhân

2. Sự phát triển của sức sản xuất và tầng lớp đại thương nhân

Từ thời Xuân thu trở đi, công cụ sản xuất nói chung, nhất là nông cụ, đều làm bằng sắt. Thiên Tề ngữ trong Quốc ngữ viết: “Đồng thau đề đúc kiếm, kích…, sắt đề đúc cuốc, cào và quả cân”. Sắt lúc bấy giờ tuy về mặt binh khí còn chưa có thề thay thế hẳn cho đồng, nhưng đã được dùng một cách khá phổ biến trong canh tác nông nghiệp và khẩn hoang.

Cuối thời Xuân thu, nuớc Ngô có dựng lò luyện sắt lớn, dùng đến 300 người thụt bễ, đo than. Nước Tấn trưng thu sắt của dân, đúc ra một cái đỉnh lớn, trên đỉnh khắc toàn bộ luật pháp nước ấy, gọi là “hình đỉnh”. Điều đó chứng tỏ kỹ thuật luyện sắt đã tương đối tiến bộ, có tác dụng lớn đối với sự phát triển của sån xuất.

Thời ấy, ở biên giới các nước chư hầu và ở quanh các xã thôn có rất nhiều rừng núi, đất hoang và đầm hồ. Những đầm hồ và đất hoang đó là những nơi săn bắn của quý tộc. Người dân lao động, kiếm củi và săn bắn trong thời gian đã quy định. Nhờ có nông cụ bằng sắt, người ta đã khai phá nhiều đất hoang, tát cạn đầm hồ, đắp để điều, đào mương rãnh tưới nước và thoát nước. Đồng thời, nhờ sử dụng công cụ bằng sắt mà thủ công nghiệp cũng được phát triền lên và do sự phát triền của quan hệ trao đồi mà sự phân công trong thủ công nghiệp cũng tiến dần lên mức chuyên nghiệp cao hơn.

Bấy giờ, các nước bại trận trong chiến tranh phải nộp thợ lành nghề cho nước thắng trận. Theo sử thì Sở đánh bại Lỗ, Lỗ phải đem dâng thợ mộc, thợ may và thợ dệt, mỗi hạng trăm người đề xin hòa. Bách công trong thời Xuân thu dều là công nô; nhà nước đặt ra các chức công chính, công sử hoặc công doãn để quản lý công nô, gọi là “thực quan công thương”.

Ngoài công nô bị quản lý tập trung cũng có thợ thủ công làm ăn riêng lẻ cha truyền con nối, “con công đời đời làm công, con thương đời đời làm thương, con nông đời đời làm nông”.

Trên cơ sở phát triển của sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát đạt hơn. Tiền tệ đã xuất hiện cùng một lúc với tầng lớp đại thương nhân có thế lực ngày càng mạnh. Ví như thương nhân nước Trịnh là Huyền Cao đi buôn, giữa đường gặp quân Tần, giả danh là vâng mệnh nhà vua ra khao quân, khiến quân Tần không dám đánh Trịnh. Học trò Khổng Tử là Tử Cống cũng nhờ đi buôn mà làm giàu. Thương nhân có nhiều người kết giao với chư hầu, công khanh, đại phu, nên đã gây nhiều ảnh hưởng đối với chính trị đương thời.

Sự xuất hiện chế độ tư hữu về ruộng đất thời Xuân Thu
Sự xuất hiện chế độ tư hữu về ruộng đất thời Xuân thu

3. Sự xuất hiện chế độ tư hữu về ruộng đất thời Xuân thu

Việc sử dụng công cụ bằng sắt trong sản xuất nông nghiệp không những tạo điều kiện thuận lợi mới cho việc khai khẩn đất hoang, mà còn tạo điều kiện mới cho việc nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Do đó dần dần người ta thấy không cần thiết phải chia lại ruộng đất công theo định kỳ, căn cứ vào chất đất tốt hay xấu như trước đây nữa, mà công xã bấy giờ cứ giao hẳn từng månh ruộng đất công cho từng gia đình nông dân nhận lấy cày cấy làm ăn trong thời hạn dài. Vì vậy trên mảnh ruộng đất mình thường xuyên nhận để cày cấy, nông dân đã có thể dùng phương pháp hữu canh hoặc luân canh đề tăng năng suất của ruộng đất.

Hữu canh nghĩa là ruộng đất chia làm hai thửa, năm nay một thửa trồng trọt, một thửa cho đất nghỉ ngơi, năm sau đổi lại. Luân canh nghĩa là ruộng đất thường chia làm ba thửa, một thửa nghỉ, hai thửa kia trồng trọt, hằng năm luân phiên thay đổi thửa đất trồng và loại cây trồng. Nông dân công xã có thể tùy ý quy định thửa đất trồng trọt và thửa đất hữu canh ngay trên mảnh ruộng đất mình được sử dụng mà không sợ năm sau công xã đem chia lại cho người khác. Do đó nông dân gắn bó lâu đời với mảnh ruộng đất của mình.

Tình hình đó phát triền thêm một bước nữa thì mảnh đất công đó lâu ngày biến thành ruộng tư hữu của nông dân. Ruộng nông dân vỡ hoang cũng biến thành ruộng tư của họ ngày một nhiều. Lúc ấy thế lực của tầng lớp quý tộc cũng lớn mạnh lên dần, ruộng công xã cũng dần dần bị chúng chiếm đoạt làm ruộng tư. Thế là chế độ tỉnh điền dần dần tan rã. Chế độ tư hữu về ruộng đất xuất hiện và ngày càng phát triển.

Tình hình đó bắt đầu xuất hiện trước tiên ở nước Tấn, nằm trên lưu vực sông Phần, nước có nền nông nghiệp phát đạt. Năm 654 trước Công nguyên, nước Tấn thi hành chế độ viên điền, cố định nông dân vào ruộng đất giao cho nông dân sử dụng, bãi bỏ lệ hằng năm chia lại ruộng đất của công xã cho nông dân. Nước Tề và nước Trịnh về sau cũng đều làm như vậy. Điều đó chứng tỏ rằng chế độ tư hữu về ruộng đất lúc này đã được xác lập tại nhiều nước và đã được pháp luật nhà nước thừa nhận.

Trước kia theo chế độ tỉnh điền, ruộng đất của công xã phân phối đều cho nông dân, nông dân phải nộp một phần mười thu hoạch cho thôn xã để nộp lên nhà nước, gọi là “thập nhất chi thuế”. Từ khi chế độ tư hữu ruộng đất phát triền, số lượng ruộng đất của nông dân công xã chiếm hữu không bằng nhau nữa, nên nhà nước không thể tiếp tục duy trì hình thức thu thuế cũ, mà thực hành chế độ thu thuế mới đánh vào đầu mẫu ruộng gọi là “sơ thuế mẫu”. Nhà nước cứ căn cứ theo số lượng mẫu ruộng mà nông dân chiếm hữu đề đánh thuế.

Nước đầu tiên thực hành chế độ thuế mới là nước Lỗ (năm 594 trước Công nguyên), rồi các nước khác cũng lục tục bắt chước theo. Chế độ thuế mới căn bản là thu hiện vật, nhưng các việc phục dịch khác không phải là bãi bỏ. Khi nước Lỗ thi hành chế độ thuế mẫu, lại thi hành chế độ quân sự mới là “khâu giáp” [2], tăng quân số và thuế má. Nước Trịnh sau khi bãi bỏ chế độ tỉnh điền, cũng thi hành chế độ quân sự mới là “khâu phú” [3], tăng quân số và thuế má.

Để bảo vệ chế độ tư hữu và ruộng đất, quy định biện pháp thu thuế và biên chế quân sự mới, cuối thế kỷ VI trước Công nguyên, nước Trịnh và nước Tấn cũng lần lượt ban bố luật pháp mới.

Ghi chú: Để hiểu rõ hơn chế độ tỉnh điền là gì, bạn đọc có thể tham khảo TẠI ĐÂY!

Chế độ tư hữu về ruộng đất thời Xuân thu
Lịch sử Trung Quốc cổ đại
– LichSu.Org –

Chú thích trong bài

  1. Thời kỳ Xuân thu: gọi là “Xuân thu” là vì lấy theo tên bộ sách của Khổng Tử nhan đề là Xuân thu, viết về lịch sử của thời đại ấy.
  2. Khâu giáp: bốn ấp họp thành một khâu, mỗi khâu phải nộp một số đồ trang bị cho quân đội.
  3. Khâu phú: nộp một số tiền nhất định thay việc phục vụ quân sự.

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.