Những dấu mốc quan trọng của lịch sử Ai Cập cổ đại
Những dấu mốc quan trọng của lịch sử Ai Cập cổ đại với nhiều biến động thăng trầm của quốc gia chiếm hữu nô lệ cổ đại đã tồn tại suốt hơn 3000 lịch sử.
Ai Cập là một trong những nơi phát nguyên của những nền văn minh cổ kính nhất của loài người. Dưới đây là những dấu mốc quan trọng của lịch sử Ai Cập cổ đại được LichSu.Org tổng hợp và ghi chú lại giúp chúng ta có được cái nhìn ngắn gọn nhất về quốc gia chiếm hữu nô lệ ở phương Đông cổ đại này.
- Cuối thiên niên kỷ IV: Xã hội có giai cấp và nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời ở Ai Cập (khoảng năm 3200 trước Công nguyên).
- 3200 – 3000: Tảo kỳ vương quốc Ai Cập hay Ai Cập thời kỳ Thinis (vương triều I và II).
- 3000 – 2400: Thời kỳ Cổ vương quốc (từ vương triều III đến VI), thời kỳ xây dựng Kim tự tháp.
- 2400 – 2150: Thời kỳ phân liệt và cát cứ ( từ vương triều VII đến X).
- 2150 – 1710 : Thời kỳ Trung vương quốc (từ vương triều Xi đến XVII).
- 1750: Khởi nghĩa lớn của nô lệ và dân nghèo.
- 1750 – 1560: Người Hyksos xâm nhập và thống trị Ai Cập.
- 1560 – 941: Thời kỳ Tân vương quốc (từ vương triều XVIII đến XXI).
- 1400: Cải cách tôn giáo của Echnaton.
- 1312: Chiến tranh giữa Ai Cập và vương quốc Hittite.
- 941 – 654: Hậu kỳ vương quốc – Thời kỳ thống trị của người Libya (941 – 726) và của người Nubia (726 – 654).
- 671 – 654: Người Assyria xâm nhập Ai Cập.
- 654 – 525: Thời kỳ vương quốc Saite, thời kỳ Ai Cập khôi phục lại độc lập dân tộc (vương triều XXVI).
- 525: Người Ba Tư xâm lược Ai Cập. Ai Cập mất nước.
- 332: Alexandros nước Macedonia chinh phục Ai Cập.
- 323 – 30: Vương triều Ptolemaios thống trị Ai Cập.
- 30: Ai Cập bị người La Mã chinh phục và biến thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
Những dấu mốc quan trọng của lịch sử Ai Cập cổ đại
– LichSu.Org –
Khám phá lịch sử Ai Cập cổ đại
Trong suốt 3000 năm tồn tại, phát triển và suy vong, lịch sử quốc gia cổ đại Ai Cập đã trải qua nhiều biến động thăng trầm, nhưng những giá trị về lịch sử của họ còn để lại đã góp phần cống hiến to lớn cho nền văn minh nhân loại ngày nay.