Triết học Trung Quốc cổ đại thời Xuân thu – Chiến quốc

Triết học Trung Quốc cổ đại

Triết học Trung Quốc cổ đại thời Xuân thu – Chiến quốc là giai đoạn phát triển đa dạng về tư tưởng triết học với nhiều triết gia nổi tiếng.

Thời Xuân thu, những tri thức thiên văn học, toán học, nông học, y học, sinh vật học và những tri thức khác đã đạt tới một trình độ phát triển tương đối cao. Những tri thức khoa học đó đã giúp cho thế giới quan duy vật phát sinh và phát triển. Hình thức sơ khai nhất của tư tưởng duy vật ở Trung Quốc là biểu tượng về năm yếu tố gọi là “ngũ hành” cấu thành thế giới vật chất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, và thuyết “âm dương”, cho “âm dương” là hai thế lực vật chất của giới tự nhiên đối lập mà lại bổ sung lẫn nhau để giải thich nguồn gốc biến hóa của mọi hiện tượng tự nhiên.

Sau khi nhà Chu suy vi, phải dời đô sang phía Đông, thì chế độ chiếm hữu nô lệ đã bị lung lay. Vua dần dần hóa ra hữu danh vô thực. Do đó Thượng đế, hình ånh của vua đại diện cho thiên tử cũng không thể không bị lu mờ. Lòng hoài nghi Thượng đế đã nảy sinh trong những người tiến bộ và thức thời lúc bấy giờ.

Trong Kinh thi có câu thơ: “Trời vừa độc ác, vừa bất công, chỉ đem lại cho người những điều dữ” (Thiên Đại nhã). Doãn Văn Tử, Thận Đáo và những người vô thần khác đã hăng hái vạch trần phái duy tâm thần bí là phái bảo vệ “thiên mệnh”. Họ đã chỉ rõ ràng không ích gì mà hy vọng vào sự giúp đỡ của một “Thượng đế” không có thật. Tử Sản đưa ra câu danh ngôn: “Đạo trời xa, đạo người gần” (Tả truyện), căn bản phủ nhận ý chí của Trời, của Thượng đế đối với đời sống xã hội của con người. Tất cả những nhà vô thần luận đó đều có ý thức rằng dân chúng trọng hơn quỷ thần, nếu kẻ thống trị không được dân chúng ủng hộ thì dù có sùng bái quỷ thần cũng bị lật đổ.

1. Khổng Tử (孔子)

Đến cuối thế kỷ VI trước Công nguyên, trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm thần bí và mê tín tôn giáo lúc bấy giờ, xuất hiện nhà tư tưởng vĩ đại người nước Lỗ là Khổng Khâu, tức Khổng Tử (Tiếng Trung: 孔子, Tiếng Anh: Confucius), sống vào khoảng 551 – 480 trước Công nguyên, người sáng lập phái Nho gia. Tuy ông tin là có Thượng đế, “Trời”, nhưng ông lại thừa nhận rằng không cần Thượng đế ban bố mệnh lệnh gì cả, những hiện tượng tự nhiên như bốn mùa và vạn vật vẫn vận động và sinh trưởng. Ông không tán thành nhắm mắt tin vào “thiên mệnh”, mà yêu cầu con người phải nỗ lực cá nhân trong đời sống hiện thực, phải chú ý học hỏi và tu duỡng đạo đức. Bởi vậy hơn nữa đời hoạt động của ông là theo đuổi sự nghiệp giáo dục, và trong sự nghiệp này, ông dã có những thành tựu to lớn.

Từ trước đến lúc đó, học vấn là đặc quyền của tầng lớp quý tộc quan lại. Nhưng ông đã đem những học vấn đó (gọi là quan học) biến thành tu học, mở truờng dạy tư, thu nhận nhiều học trò. Người ta nói rằng ông có đến ba nghìn học trò, trong số đó có 72 người “hiền”. Tinh thần giáo dục không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, sự làm việc không biết mệt mỏi và tri thức uyên bác của ông rất được học trò khâm phục.

Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử gắn liền với quan điểm chính trị và quan điểm đạo đức của ông. Khổng Tử phản đối chiến tranh, phản đối bóc lột người dân nặng nề, phản đối mọi tình trạng loạn lạc trong xã hội đương thời. Ông phản đối “pháp trị”, chủ trương “lễ trị”, đề xướng chữ “nhân” (tức nhân nghĩa) và thuyết “chính danh định phận” để duy trì nền thống trị tông tộc, khôi phục trật tự xã hội có đẳng cấp “quý”, “tiện”, “quân tử” và “tiểu nhân” dựa trên quan hệ huyết thống thời Tây Chu.

Trong thực tế, chữ “nhân” – hạt nhân của học thuyết chính trị của Khổng Tử – chỉ thực hành đối với những người quân tử. Nội dung chủ yếu của chữ “nhân” là “hiểu đễ” và “lễ”; lấy “hiếu đễ” để củng cố dòng họ, lấy “lễ” để làm mọi người biết kiềm chế dục vọng của mình, không “phạm thượng, làm loạn”.

Để đối phó với những biến động chính trị thời đó,  Khổng Tử chủ truơng phải “chính danh định phận”, tức là khuyên mỗi người phải biết xử trí đúng với cương vị của mình trong xã hội, nghĩa là “vua phải ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con”. Rõ ràng Khổng Tử là đại diện cho giai cấp quý tộc cũ. Tuy vậy, quan điểm đạo đức của Khổng Tử đã có một vai trò tích cực đối với xã hội cổ đại Trung Quốc. Chữ “nhân” của ông có tác dụng đề cao địa vị con người. Ông khuyên tầng lớp quý tộc phải “thương yêu người thân” (Thân thân), phải tôn trọng nhân cách của người khác.

Về chính trị, ông phản đối việc dùng bạo lực để thống trị dân chúng, dạy tầng lớp thống trị phải quan tâm đến đời sống nhân dân.

Ông và học trò của ông đều mong ước đi làm quan ở các nước để thực hành chủ trương chính trị của mình. Ông đi chu du các nước, tìm cách thuyết phục các chư hầu, nhưng các chư hầu không nghe theo ông. Ông trở về nước Lỗ mở trường dạy học trò và biên lại sách xưa, như các sách Thượng thu, Xuân thu, Lễ ký, Kinh thi, v.v… Về sau, hoc trò của ông đã sưu tập lại những lời ông nói lúc sinh thời, thành bộ sách Luận ngữ trình bày một cách đầy đủ toàn bộ học thuyết của Khổng Tử.

2. Mặc Tử (墨子)

Cuối thời Xuân thu, và trong thời Chiến quốc, ngoài phái Nho gia của Khổng Tử, còn xuất hiện phái Mặc gia do Mặc Tử (Tiếng Trung: 墨子, Tiếng Anh: Mozi) sáng lập, phái Đạo gia do Lão Tử đề xướng và Trang Tử kế tục, phái Pháp gia mà đại diện kiệt xuất là Hàn Phi Tử và rất nhiều trường phái và học thuyết chính tri, xã hội khác, tạo nên một phong trào văn hóa tư tưởng rất rầm rộ và vô cùng phong phú, thường gọi là phong trào “bách gia, chư tử” (“bách gia tranh minh, chư tử hưng khởi”- chư tử nổi lên, trăm nhà đua tiếng).

Mặc Tử, tức Mặc Địch (478 – 392 trước Công nguyên), người sáng lập phái Mặc gia, sinh ở nước Lỗ, xuất thân từ tầng lớp lao động mà ra. Ông đối lập với Khổng Tử. Mặc Tử cho rằng phải lấy sự thiết tha đối với quyền lợi đời sống của dân chúng làm tiêu chuẩn đánh giá con người. Mặc Tử công kích tầng lớp quý tộc thượng lưu, phản đối đời sống xa hoa của họ, chống lại những lễ nghi phiền toái, tốn kém mà Khổng Tử đưa ra.

Mặc Tử cho rằng hành động của những kẻ hưởng thụ kết quả lao động mà tự mình không tham gia lao động là bất chính. Mặc Tử phản đối chiến tranh xâm lược. Mặc Tử còn cho rằng con người chém giết nhau là vì tham lam, nên đưa ra thuyết tiết kiệm. Mặc Tử trình bày chủ trương đó trong ba thiên: “Phi công” (chống chiến tranh, thực hiện đời sống hòa bình, yên vui cho dân chúng), “Phi nhạc” (chống lễ nhạc phiền toái, xa hoa) và “Tiết dụng” (tiết kiệm ăn tiêu, chi dùng).

Nguyên tắc căn bản trong học thuyết của Mặc Tử là kiêm ái (yêu thương rộng rãi mọi người), đối lập với chữ “nhân” hẹp hòi của Khổng Tử. Mặc Tử chủ trương “thượng hiền”, nghĩa là chọn kẻ hiền, người giỏi ra cáng đáng việc nước, dù là xuất thân ở tầng lớp tiện dân chủ trương “thượng đồng”, nghĩa là sự đồng nhất, bình đẳng trong sinh hoạt của mọi người. Mặc Tử cũng phê phán thuyết “chính danh định phận” của Khổng Tử và chống lại lối phân chia mọi người thành “quân tử”, tiểu nhân”, lối đặt ra những quy tắc xử thế khác nhau (“lễ”) trong xã hội.

Phần tiêu cực trong học thuyết của Mặc Tử là thế giới quan tôn giáo. Mặc Tử sùng bái Thượng đế và quỷ thần (thiên Minh quỷ), coi ý chí Thượng đế là nguyên tắc cao nhất của hành vi con người. Nhưng Mặc Tử cũng chống thuyết định mệnh và cho rằng chỉ cần ra sức làm việc, thì có thể làm đời sống no ấm, không ra sức làm việc sẽ nghèo đói.

Trong thiên “Phi mệnh”, Mặc Tử cho rằng không có mệnh làm vua cha truyền con nối, cũng không có mệnh làm nô lệ, làm tôi tớ mãi, hoặc con nông cứ làm nông, con thương cứ làm thương. Những tư tưởng của Mặc Tử phản ánh ý thức tư tưởng của dân chúng lao động và có tính chất tiến bộ.

3. Lão Tử (老子)

Lão Tử (Tiếng Trung: 老子, Tiếng Anh: Laozi) tức Lý Nhĩ, có lẽ sinh vào cuối thời Xuân thu. Lão Tử là nhà triết học duy vật nổi tiếng của Trung Quốc thời cổ đại, người dựng lên quan niệm chủ nghĩa duy vật về tự nhiên, đề ra học thuyết “đạo” để giải thích nguồn gốc hình thành vạn vật. “Đạo” là một khối hỗn độn, là cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới. Lão Tử dùng “đạo” để giải thich tính vật chất và tính thống nhất của thế giới. Lão Tử đả kich quan niệm Thượng đế sáng tạo thế giới, cho rằng Thượng đế không phải là cơ sở tồn tại của “đạo”; trái lại, “đạo” có sớm hơn Thượng đế, “đạo” sinh ra vạn vật một cách không có ý chí, dục vọng, mục đích và nó thuận theo sự phát triển sự vật, chứ không làm chúa tể chi phối vạn vật (người noi theo đất, đất noi theo trời, trời noi theo đạo, đạo noi theo tự nhiên).

Tư tưởng triết hoc của Lão Tử còn bao gồm rất nhiều nhân tố của phép biện chứng. Lão Tử cho rằng trên thế giới, không có vật gì vĩnh viễn không thay đổi; có những vật lớn lên, có những vật suy tàn đi. Lão Tử còn cho rằng bất cứ sự vật nào cũng có hai mặt đối lập, dựa vào nhau và liên hệ với nhau (hữu vô tương sinh, nan dị tương thành). Nhưng Lão Tử không thấy sự đấu tranh của các mặt đối lập, cũng không nhìn thấy cái mới là nguồn gốc của sự phát triển. Trái lại, Lão Tử nhấn mạnh mặt tiêu cực và bảo thủ của sự vật, duy trì trạng thái hiện tồn của sự vật, tránh làm cho sự vậtchuyển hướng sang mặt đối lập của nó.

Về mặt xã hội, Lão Tử đề xướng học thuyết “vô vi”, đòi tầng lớp thống trị phải tuân theo quy luật tự nhiên, không được can thiệp bằng bạo lực vào đời sống của nhân dân. Lão Tử phản đối những hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội do sự áp bức, bóc lột của tầng lớp quý tộc cũng như sự phát triển của kinh tế hàng hóa gây nên.

Lão Tử mơ ước trở lại đời sống chất phác của thời đại thị tộc và bộ lạc (Tiểu quốc quả dân; nước nhỏ, dân thưa). Sau này Trang Tử (Trang Chu) đã xuyên tạc quan điềm “đạo” của Lão Tử, xem nó là nguồn gốc đề ra tinh thần, y thức (duy tâm).

4. Trang Tử (庄子)

Trang Tử (Tiếng Trung: 庄子, Tiếng Anh: Zhuangzi), sống vào khoảng 372 – 289 trước Công nguyên. Ông được coi là một trong những nhân vật quan trọng của phái Mohist, một phái triết học nổi tiếng trong thời kỳ Chiến Quốc của Trung Quốc.

Trang Tử tập trung vào việc đưa ra các phương pháp để xác định đúng sai trong cuộc sống và xây dựng một xã hội bình đẳng, công bằng. Theo Trang Tử, tình yêu và lòng trắc ẩn là những giá trị cốt lõi để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Ông tin rằng mọi người nên đối xử với nhau như với người em ruột thịt của mình, và rằng tình yêu có thể giúp cho con người trở nên tốt hơn. Trang Tử cũng khuyến khích sự đoàn kết giữa các quốc gia và dân tộc khác nhau.

Ngoài việc là một nhà triết học, Trang Tử cũng được biết đến với các tác phẩm văn học của mình. “Luận về Tình yêu” (《情论》) của ông đề cao tình yêu như một phương tiện để cải thiện xã hội, và khuyến khích mọi người đối xử với nhau như với người em ruột thịt của mình. “Luận về Nghệ thuật” (《艺论》) của ông đề cập đến việc tôn trọng nghệ thuật và đề xuất rằng nghệ thuật nên được sử dụng để giáo dục và giúp cải thiện cuộc sống của con người. Ngoài ra, Trang Tử còn có một số tác phẩm khác như “Luận về Tự do” (《自由论》) và “Luận về Đạo đức” (《道德论》).

Trang Tử cũng được coi là một người thực hành nghiêm túc và đạo đức cao, và được tôn trọng vì điều này. Ông đã từ chối nhiều cơ hội để tham gia vào chính trị, vì ông tin rằng vai trò của mình là giáo dục và truyền đạt triết lý đến người khác. Các tác phẩm của ông đã để lại ảnh hưởng lớn đến triết học Trung Quốc cổ đại, và vẫn được sử dụng và truyền bá đến ngày nay.

5. Mạnh Tử (孟子)

Mạnh Tử (Tiếng Trung: 孟子, Tiếng Anh: Mencius) tức Mạnh Kha, sống vào khoảng 372 – 289 trước Công nguyên, tranh đấu bảo vệ Khổng giáo, chống Mặc Tử và phái Dương Chu. Ông kế thừa và phát huy quan điểm duy tâm chủ nghĩa trong học thuyết Khổng Tử. Mạnh Tử tuyên truyền lý luận thần quyền cho vương quyền là do Trời ban cho và thông qua vua chúa để thực hiện ý chí của Trời; con người phải tuân theo ý chí Trời.

Mạnh Tử còn tuyên truyền quan điểm lịch sử duy tâm tôn giáo, cho rằng nhân vật vĩ đại (thánh nhân) là động lực thúc đẩy lịch sử phát triển, thể theo ý chí Trời để sáng tạo lịch sử. Mạnh Tử cho rằng dân chúng chỉ có thể lao động chân tay, có nhiệm vụ nuôi những người “quân tử” (tức tầng lớp quý tộc); sự đối lập giữa giai cấp thống trị và bị trị là trật tự xã hội hợp lý vĩnh viễn, không thay đổi.

Mạnh Tử đề ra học thuyết lý luận duy tâm, thuyết “Tính thiện” (người ta sinh ra vốn thiện, quân tử giữ được, còn tiểu nhân bỏ mất), cho rằng “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí là gốc ở tâm” và quan niệm đạo đức là do Trời phú cho. Có thể nói, học thuyết duy tâm tôn giáo của Mạnh Tử phục vụ cho tầng lớp quý tộc.

Về quan điểm xã hội, chinh trị, ông đưa ra quan điểm “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng đằng sau, vua còn nhẹ hơn), đề cao giá trị của dân chúng trong xã hội. Ông cho rằng những người đứng đầu cần phải chịu trách nhiệm đối với sự phát triển của đất nước và dân tộc, và cần phải đặt lợi ích của dân lên hàng đầu.

Mạnh Tử cũng cho rằng các quan chức cần phải trung thực và liêm khiết, không nên lợi dụng quyền lực để khai thác và đàn áp dân chúng. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong xã hội, cho rằng giáo dục cần được đầu tư để phát triển nhân tài và nâng cao trình độ tri thức của dân chúng.

6. Tuân Tử (荀子)

Tuân Tử (Tiếng Trung: 荀子, Tiếng Anh: Xunzi), còn được gọi là Tuân Khang hay Tuân Huống, sống vào khoảng thể kỷ thứ III trước Công nguyên.

Tuân tử khẳng đinh Trời chỉ là một bộ phận của tự nhiên, bản thân tự nhiên là cơ sở hình thành và biến hóa của vạn vật, tự nhiên không có ý thức gì cả. Nếu ý chỉ của con người hành động thuận theo trật tự của giới tự nhiên thì sẽ được hạnh phúc, làm trái lại thì sẽ gặp tai ương. Quy luật của giới tự nhiên không thề thay đổi theo ý muốn chủ quan của con người.

Tuân Tử còn cho rằng tự nhiên không thề quyết định vận mệnh con người. Chỉ cần ra sức sản xuất và tiết kiệm, “Trời” sẽ không đề cho con người nghèo khồ. Nếu giữ gìn thân thể cẩn thận, ăn ở có giờ giấc thì “Trời” sẽ không để cho con người đau ốm.

Tuân Tử đưa ra khầu hiệu “Chế ngự mệnh trời và lợi dụng nó”, dạy người ta bỏ tư tưởng quen ỷ lại tự nhiên, phát huy sức người khống chế và lợi dụng giới tự nhiên một cách tốt hơn nữa.

Ông được xem là nhà vô thần luận vĩ đại, đưa ra những nhận thức duy vật, khẳng định con người có đủ năng lực nhận thức sự vật bên ngoài, có thề biết được quy luật của sự vật khách quan.

Về mặt xã hội, Tuân tử dã từng có chủ trương như Thương Ưởng, đối với nhân dân bị nô dịch, chinh phạt nên cho họ cơ hội giải phóng, cho họ cơ hội có đất đai sau nữa lại cho họ thêm giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa của họ lên. Ông coi sự phát triển của một xã hội là dựa vào sự hợp tác của tất cả các thành viên trong xã hội, và khuyến khích mọi người phải đóng góp vào sự phát triển đó.

Tuân Tử cũng là một trong những nhà triết học Trung Quốc đầu tiên đề cao giáo dục và coi nó là cơ sở để phát triển con người. Ông cho rằng, giáo dục là cách để xây dựng đức tính và đạo đức cho con người, và cũng là cách để rèn luyện trí tuệ. Tuân Tử tin rằng, giáo dục cần được đưa đến mọi người, không chỉ cho những người giàu có, và rằng mỗi cá nhân có trách nhiệm học tập và phát triển bản thân.

7. Hàn Phi Tử (韩非子)

Hàn Phi Tử (Tiếng Trung: 韩非子, Tiếng Anh: Han Feizi) sống cuối thời Chiến quốc, là công tử nước Hàn, học trò của Tuân Tử. Tuy là quý tộc, nhưng Hàn Phi Tử chịu ảnh hưởng của thời đại rất sâu sắc. Chịu ảnh hưởng của Tuân Tử, Hàn Phi Tử phản đối “Lễ trị”, đề xướng “Pháp trị”. Tổng hợp các lý luận pháp trị của các pháp gia trước mình là Thương Ưởng, Ngô Khởi, Lý Khôi, Hàn Phi Tử cho rằng pháp luật của nhà nước phải trở thành công cụ quan trọng của sự phát triền đời sống xã hội và sự củng cố chů nghĩa chuyên chế; bất cứ người nào, dù là quý tộc, cũng đều phải chịu sự răn đe của pháp luật.

Hàn Phi Tử còn là một nhà vô thần luận nổi tiếng, ông cho rằng người cai trị mà mê tín quỷ thần tất nhiên sẽ mất nước; đánh giặc mà cầu khấn quỷ thần tất nhiên thua trận; sùng bái quỷ thần và thi hành pháp chế là chống đối lẫn nhau. Hàn Phi Tử đề ra chủ trương “cai trị bằng sức mạnh thì được làm vua”, kiên quyết phủ nhận lý luận chính trị thần quyền. Ông cho rằng lịch sử xã hội loài người luôn luôn biến đồi, không có chế độ xã hội nào vĩnh viễn, kẻ thống trị phái căn cứ vào tình hình khách quan đương thời và xu thế của thời đại, tùy thời lập ra chế độ mới. Ông xem dân số và của cải xã hội nhiều ít là nguyên nhân căn bản quyết định sư biến động lịch sử.

Hàn Phi Tử còn khẳng định rằng nghèo túng là do con người lười biếng, xa xỉ, giàu có là do con người chịu lao động và tiết kiệm. Học thuyết của Hàn Phi tử chủ trương phán trị được nhà Tần hết sức ủng hộ, dùng làm cơ sở lý luận cho nền thống nhất chuyên chế của đế quốc Tần.

Kết luận

Triết học Trung Quốc cổ đại thời Xuân thu – Chiến quốc là một giai đoạn rất phong phú và đa dạng về tư tưởng triết học. Những nhà triết học như Khổng Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử và Hàn Phi Tử đã để lại những tác phẩm triết học đặc sắc và ảnh hưởng đến con người Trung Quốc cho đến ngày nay.

Trong thời kỳ này, triết học Trung Quốc chủ yếu xoay quanh các vấn đề về đạo đức, chính trị, xã hội và triết học tự nhiên. Những vấn đề này được đặt ra trong bối cảnh các quốc gia nhỏ bé tranh giành quyền lực và sự sống còn trong thời đại chiến loạn. Các nhà triết học đã cố gắng tìm ra cách để giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp đó thông qua triết học.

Triết học Trung Quốc cổ đại thời Xuân thu – Chiến quốc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền văn hóa, đạo đức và tư tưởng của Trung Quốc. Các giá trị và nguyên tắc được thiết lập bởi những nhà triết học trong thời kỳ này vẫn đang được áp dụng và tôn vinh đến ngày nay, không chỉ trong Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới.

Triết học Trung Quốc cổ đại thời Xuân thu – Chiến quốc
Lịch sử Trung Quốc cổ đại

– LichSu.org –

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.